Ung thư là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có 30-50% trường hợp ung thư có thể ngăn ngừa bằng cách duy trì hành vi và lối sống lành mạnh và khoa học. Dưới đây là gợi ý 7 cách phòng ngừa ung thư đơn giản mà cực kỳ hiệu quả, bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Các con số báo động về ung thư hiện nay
Theo danh sách tổng hợp sự kiện liên quan đến ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết “ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới”, chiếm gần 10 triệu ca tử vong vào năm 2020, tức gần 17% trường hợp tử vong. Khoảng 1/3 số ca tử vong do ung thư là do sử dụng thuốc lá, chỉ số khối cơ thể cao, uống rượu, ăn ít trái cây và rau quả và thiếu hoạt động thể chất.
Các bệnh ung thư phổ biến nhất vào năm 2020 bao gồm:
- Ung thư vú: 2,26 triệu trường hợp, trong đó có 685.000 ca tử vong.
- Ung thư phổi: 2,21 triệu ca, có tới 1,80 triệu ca tử vong.
- Ung thư đại tràng và trực tràng: 1,93 triệu ca, với 916.000 ca tử vong.
- Ung thư tuyến tiền liệt: 1,41 triệu trường hợp.
- Ung thư da (không phải u ác tính): 1,20 triệu trường hợp.
- Ung thư dạ dày 1,09 triệu trường hợp với 769 000 ca tử vong.
Bên cạnh đó, ước tính mỗi năm có khoảng 400.000 trẻ em và thanh thiếu niên từ 0-19 tuổi mắc bệnh ung thư. Các bệnh ung thư phổ biến khác nhau ở các quốc gia nhưng ung thư cổ tử cung phổ biến nhất ở 23 quốc gia.
Đến năm 2021, Theo thống kê của Viện nghiên cứu ung thư – Cancer Research Institute, thế giới đã vượt qua một ngưỡng mới nghiêm trọng, ước tính có khoảng 20 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 10 triệu ca tử vong. Dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới.
Nguyên nhân phổ biến của bệnh ung thư
Hầu hết các tế bào đã được “lập trình” với một chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định, việc tế bào chết đi là một hiện tượng tự nhiên có lợi được gọi là apoptosis, để cơ thể thay thế một tế bào mới hoạt động tốt hơn. Tế bào ung thư thiếu các thành phần hướng dẫn, chúng gặp trục trặc trong quá trình nhận lệnh, nên tế bào ung thư không chết mà tích tụ dần dần trong cơ thể, sử dụng oxy và dinh dưỡng. Từ việc phát triển và phân chia không kiểm soát, tế bào ung thư có thể hình thành khối u, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, nguy hiểm hơn là tiến đến giai đoạn ung thư di căn và tử vong.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư, trong đó có một số nguyên nhân chính phải kể đến như:
- Do di truyền
Ung thư có thể là kết quả của các gen “bị lỗi” di truyền. Mã di truyền của một người cho các tế bào của họ biết khi nào thì phân chia và hết hạn. Những thay đổi trong gen dẫn đến các hướng dẫn bị lỗi và có thể dẫn đến ung thư. Một số rối loạn di truyền điển hình như: Yếu tố di truyền họ gen BRCA, Hội chứng Lynch – ngăn chặn khả năng sửa chữa DNA của tế bào bị hư hỏng dẫn tới ung thư trực tràng và tử cung. Có tới 5-10% bệnh ung thư là do di truyền và những người mắc ung thư vì nguyên nhân này thường phát bệnh sớm từ khi còn khá trẻ.
- Do hành vi hoặc lối sống
Theo AI, khoảng 33% trường hợp tử vong do ung thư có thể do một số yếu tố hành vi hoặc lối sống có thể gây ra tình trạng đột biến gen dẫn đến ung thư như:
- Hút thuốc lá, hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc. Thuốc lá có hơn 7000 chất hóa học, ít nhất 250 chất được biết là có hại và 69 chất có khả năng gây ung thư
- Không chống nắng và che chắn mà để da tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
- Thừa cân, béo phì hoặc ăn kiêng quá mức dẫn đến thiếu chất, thừa chất hoặc mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, đại trực tràng, ung thư vú, ung thư miệng…
- Quan hệ tình dục không an toàn bị lây nhiễm bệnh và virus.
- Thiếu vận động thể chất hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
- Do vi rút và vi khuẩn gây ung thư
Lý thuyết về việc virus, vi khuẩn có khả năng gây ung thư đã được đưa ra bởi Tiến sĩ William B.Coley – Cha đẻ của liệu pháp miễn dịch ung thư từ hơn 100 năm trước. Một số bệnh nhân bị ung thư có thể do tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút (gọi chung là nhóm chất gây ung thư sinh học) từ môi trường xung quanh như: Virus u nhú ở người (HPV), Virus viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV), Virus Epstein – Barr (EBV), Virus bạch huyết T, KSHV, Merkel tế bào Polyomavirus, Vi khuẩn Helicobacter pylori…
- Do bức xạ
Bức xạ được xếp vào nhóm tác nhân gây ung thư vật lý. Có 2 loại bức xạ chính làm tăng nguy cơ ung thư là:
- Bức xạ tia cực tím từ ánh sáng mặt trời gây ra bệnh ung thư da không tế bào hắc tố.
- Bức xạ ion hóa từ khí radon trong nhà của chúng ta hoặc bức xạ y tế từ các xét nghiệm như chụp X-quang, chụp CT, soi huỳnh quang, quét y học hạt nhân.
Bức xạ ion hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ác tính, gây u tủy, ung thư phổi, dạ dày, buồng trứng, các bệnh liên quan đến bạch cầu, tuyến giáp, ung thư vú cùng tất cả các loại ung thư da chính, chẳng hạn như ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC).
- Do môi trường
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã xác định được hơn 165 tác nhân gây ung thư mà người lao động có khả năng tiếp xúc tại nơi sinh sống hoặc nơi làm việc của họ.
Một số chất có thể làm hỏng DNA như Amiang, benzen, bột talc, khí thải diesel từ phương tiện giao thông, khói hàn, bụi silic, bụi gỗ các sản phẩm gỗ, Arsenic trong một số sản phẩm xây dựng, Formaldehyde trong chất bảo quản một số thực phẩm, chất tẩy, xà phòng hoặc mỹ phẩm; BPA có trong đồ hộp nhựa…
Ngoài ra, việc tiếp xúc với vật liệu phóng xạ hoặc sử dụng các thuốc nội tiết, thuốc ức chế miễn dịch (hay dùng cho người ghép tạng), hóa trị và xạ trị liều cao (cho bệnh nhân điều trị ung thư) có thể gây ung thư bàng quang, ung thư phổi và ung thư trung biểu mô…
7 cách phòng ngừa ung thư
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có 30-50% trường hợp ung thư có thể giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư bằng cách thực hiện một số giải pháp phòng ngừa ung thư dưới đây:
1. Sử dụng Liệu pháp Tế Bào Gốc Nhật Bản
Sử dụng Liệu pháp Tế Bào Gốc là phương pháp phòng ngừa ung thư được các nhà nghiên cứu, bác sĩ và chuyên gia đánh giá hiệu quả nhất hiện nay. Nghiên cứu về tế bào gốc đã giành được 2 giải Nobel Y học. Trong đó, một nghiên cứu quan trọng đoạt giải Nobel Y học 2012 của các nhà khoa học John Gurdon (Anh) và Shinya Yamanaka (Nhật) đã chỉ ra: tế bào gốc trưởng thành có thể được tái lập trình về di truyền học để thành một tế bào giống tế bào gốc phôi. Đây được xem là bước đột phá của y học với hy vọng “cải lão hoàn đồng”, lấy lại vẻ đẹp và sức khỏe như tuổi thanh xuân.
Phát triển dựa trên những nghiên cứu này, nhiều liệu pháp sử dụng tế bào gốc đã ra đời mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Trong đó, nổi bật là Liệu pháp tế bào gốc đến từ tập đoàn Ever Nhật Bản, được xem là bước tiến mới với tỉ lệ thành công cao.
Với khả năng tự tái tạo, phân chia thành các tế bào đảm nhận vai trò khác nhau trong cơ thể mà tế bào gốc sau khi được đưa vào cơ thể có thể tái tạo các tế bào tổn thương, tạo ra các tế bào khỏe mạnh để thay thế các tế bào bị bệnh (y học tái sinh). Điều này có thể cứu sống hoặc sửa chữa các vết thương và tổn thương mô ở người bệnh, người bị chấn thương, người muốn tăng cường sức khỏe, trẻ hóa làn da.
Liệu pháp tế bào gốc tại Ever Group, được hàng ngàn khách hàng tin tưởng sử dụng bởi:
- Ever là đơn vị đi đầu Nhật Bản trong lĩnh vực y học tái sinh, ứng dụng tế bào gốc và thẩm mỹ công nghệ cao.
- Quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tài năng, giàu kinh nghiệm bậc nhất Nhật Bản.
- Sử dụng liệu pháp tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ hiệu quả và an toàn hàng đầu hiện nay.
- Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tồn tại từ đầu trong cơ thể được gọi là tế bào gốc trung mô, có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau như tế bào mô, tế bào cơ.
- Sở hữu công nghệ nuôi cấy tế bào gốc hiện đại có khả năng thực hiện nuôi cấy tăng số lượng tế bào gốc lên 1,5 triệu trong mẫu cấy ban đầu và 100-200 triệu trong mẫu nuôi chính.
- Có phòng nuôi cấy tế bào với máy móc trang thiết bị hiện đại nhất tại Nhật Bản.
2. Phát hiện, chẩn đoán và sàng lọc sớm
Xét nghiệm tầm soát định kỳ ung thư ngay từ giai đoạn đầu, có thể làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ biến chứng hoặc tử vong do ung thư.
Tầm soát ung thư có thể phát hiện sớm một số loại ung thư như: Ung thư cổ tử cung (bằng cách xét nghiệm HPV (bao gồm xét nghiệm HPV DNA và mRNA)), tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư vú (chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú cho phụ nữ từ 50–69 tuổi).
Đặc biệt, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, người hút thuốc, mắc các bệnh mãn tính… thì càng nên tuân thủ khuyến nghị tầm soát của bác sĩ để phòng ngừa ung thư hiệu quả.
3. Tiêm vắc xin đầy đủ
Vắc xin cũng là một trong những giải pháp được khuyến khích sử dụng để phòng ngừa ung thư. Một số loại vắc xin ngừa ung thư phổ biến như: Vắc xin ngừa vi rút u nhú ở người Gardasil (HPV) giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư sinh dục khác, vắc xin ngừa viêm gan B có thể giúp giảm nguy cơ ung thư gan, ngăn ngừa các bệnh do quan hệ tình dục không an toàn.
4. Tránh tiếp xúc với bức xạ không cần thiết
Tránh tiếp xúc quá nhiều và sử dụng kem chống nắng và quần áo bảo vệ là những biện pháp phòng ngừa ung thư da hiệu quả. Một số giải pháp tiêu biểu phải kể đến như:
- Tránh nắng giữa trưa (đặc biệt trong khoảng 10h sáng đến 4 giờ chiều).
- Nếu phải ra ngoài, hãy cố gắng ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt.
- Sử dụng kính râm, mũ rộng vành, quần áo chống nắng phổ rộng sáng màu, che được nhiều da và phản xạ tia cực tím càng nhiều càng tốt.
- Thoa kem chống nắng phổ rộng hàng ngày với chỉ số SPF tối thiểu 30+. Nên bôi lại sau khoảng 2 giờ hoặc sau khi vận động đổ nhiều mồ hôi.
- Tránh nằm giường tắm nắng hoặc các đèn cực tím, để giảm thiểu nguy cơ đột biến gen.
5. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại
Nếu do công việc buộc bạn phải tiếp xúc với hóa chất thì nên chọn những nơi làm việc kiểm soát nồng độ các chất trong mức cho phép, kết hợp sử dụng đồ bảo hộ. Nếu có thể nên thay đổi nơi sinh sống hoặc nơi làm việc để tránh tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với các loại chất thải, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
6. Không hút thuốc
Từ bỏ thuốc lá, thuốc lào, shisha hoặc tránh khỏi môi trường nhiều khói thuốc chính là giải pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy khó bỏ thuốc hãy hỏi bác sĩ về các sản phẩm hỗ trợ cai thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ cai thuốc khác.
7. Duy trì lối sống lành mạnh
Bạn cũng có thể phòng ngừa ung thư bằng cách:
- Thực hiện một chế độ ăn cân bằng, nhiều trái cây, rau quả, chọn ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và hạn chế các loại thịt chế biến sẵn. Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao, từ 150-300 phút mỗi tuần giúp giảm căng thẳng, tăng cường năng lượng và hệ miễn dịch, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ ung thư.
- Duy trì cân nặng và chỉ số BMI vừa phải.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia. Nếu muốn uống, hãy uống có chừng mực. Đối với người khỏe mạnh, tối đa 1 ly với phụ nữ và 2 ly với nam giới.
- Thực hiện hành vi tình dục an toàn, tránh các hành vi rủi ro.
Như đã phân tích ở trong bài, nhiều loại bệnh ung thư có thể phòng ngừa. Do đó, bên cạnh việc thực hiện liệu pháp tế bào gốc tại Ever Nhật Bản, bạn nên áp dụng song song việc tầm soát ung thư, tiêm vắc xin và thay đổi lối sống lành mạnh, để tối đa hóa hiệu quả phòng ngừa ung thư, nuôi dưỡng cơ thể khỏe đẹp từ trong ra ngoài nhé.
Liên hệ evervietnam.vn hoặc hotline 0945 08 68 66 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về liệu pháp.