Những năm gần đây, công nghệ sinh học tế bào gốc đã mang đến nhiều bước tiến mới cho nền y học hiện đại. Tuy nhiên, do là công nghệ mới, nên khá nhiều người vẫn chưa hiểu hết về khái niệm cũng như ứng dụng của công nghệ này. Vậy cụ thể công nghệ sinh học tế bào gốc là gì? Công nghệ này có ứng dụng như thế nào trong y học hiện nay. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

công nghệ sinh học tế bào gốc
Công nghệ sinh học tế bào gốc mang đến hy vọng mới trong điều trị nhiều bệnh lý khó chữa

1. Công nghệ sinh học tế bào gốc là gì?

Công nghệ sinh học tế bào gốc là lĩnh vực kết hợp công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại với nền tảng khoa học về tế bào gốc nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm tế bào gốc chất lượng cao.

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng đặc biệt bao gồm tăng sinh và biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào trong số 220 loại tế bào khác nhau được tìm thấy trong cơ thể, nhằm thực hiện các chức năng của các cơ quan bên trong.

Nguyên liệu cho công nghệ sinh học tế bào gốc gồm có 6 loại:

  • Tế bào gốc phôi (ESC)
  • Tế bào gốc tiền thân đặc hiệu của mô (TSPSC)
  • Tế bào gốc trung mô (MSC) 
  • Tế bào gốc dây rốn (UCSC)
  • Xương tế bào gốc tủy (BMSCs)
  • Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs)
Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào chuyên biệt

2. Ứng dụng của công nghệ sinh học tế bào gốc trong y học hiện nay

Tế bào gốc được sử dụng để cấy ghép tủy xương (BMT) – phương pháp điều trị ung thư và rối loạn di truyền lần đầu tiên vào năm 1960. Mỗi năm công nghệ sinh học tế bào gốc được áp dụng cho hơn 60.000 hoạt động BMT trên thế giới. Bên cạnh việc sử dụng cho hoạt động cấy ghép, công nghệ sinh học tế bào gốc còn thường để dùng thay thế, chữa lành các mô bị tổn thương trong cơ thể. Chính vì tính đa năng của mình, công nghệ sinh học tế bào gốc tạo ra những bước đột phá mới trong nền y học hiện đại, với hàng loạt ứng dụng quan trọng như:

Ứng dụng trong nghiên cứu

Sự ra đời và phát triển của hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc đã chứng minh tế bào gốc có thể ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu như:

  • Điều chế thuốc: Công nghệ sinh học tế bào gốc có thể được các nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường phản ứng với các thành phần thuốc mới. Kiểm tra tác dụng hoặc phản ứng phụ để xác định tính điều trị và độ an toàn của sản phẩm.
  • Tái tạo mô để cấy ghép: Công nghệ sinh học tế bào gốc còn có thể được sử dụng để phát triển thành các mô khỏe mạnh. Các mô này sẽ được cấy ghép vào cơ thể người để hỗ trợ điều trị bỏng, giảm sẹo hoặc ghép cơ tim…
  • Chẩn đoán bệnh lý: Khuyết tật và bệnh lý bẩm sinh cũng có thể được dự đoán thông qua kiểm tra tế bào gốc. Bằng cách quan sát quá trình trưởng thành của các tế bào gốc, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về cách thức hình thành bệnh, tình trạng và diễn biến bệnh.
Công nghệ sinh học tế bào gốc hỗ trợ các chuyên gia nghiên cứu nhiều loại thuốc mới

Ứng dụng trong điều trị bệnh

Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật đôi khi chỉ giải quyết được một phần căn bệnh mà không phục hồi được các mô tổn thương hay làm tăng sinh các tế bào mới. Sự phát triển của công nghệ sinh học tế bào gốc đã mở ra hướng đi mới trong điều trị các bệnh lý nguy hiểm, hạn chế tối đa tác dụng phụ, giải quyết tận gốc căn bệnh.

Công nghệ sinh học tế bào gốc có thể được ứng dụng trong điều trị một số loại bệnh như:

  • Bệnh về máu: Công nghệ sinh học tế bào gốc được sử dụng để tăng sinh các tế bào máu, tế bào bạch cầu, tiểu cầu nhằm hỗ trợ giải quyết một số loại bệnh như suy giảm hệ miễn dịch, bệnh thiếu hồng cầu hình liềm, bạch cầu…
  • Bệnh tim mạch và huyết áp: Với khả năng tái tạo, biệt hóa, tế bào gốc giúp tái tạo mạch máu, nuôi dưỡng tế bào mô tim hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, cải thiện động mạch và hệ thống mạch máu.
  • Bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Phục hồi các tế bào thần kinh bị phá hủy do bệnh Parkinson hoặc để thay thế các tế bào bị mất do chấn thương tủy sống.
  • Bệnh về xương khớp: Công nghệ sinh học tế bào gốc giúp tạo ra các tế bào xương, tế bào cơ, tế bào sụn, cải thiện màng hoạt dịch, giảm viêm, giảm đau xương khớp, cải thật mật độ xương.
  • Bệnh tiểu đường: Khôi phục khả năng sản xuất insulin, giảm tình trạng phụ thuộc vào việc tiêm truyền insulin hàng ngày, đồng thời làm tăng sinh tế bào beta tuyến tụy. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 1 và đái tháo đường.
  • Bệnh về mắt: Công nghệ sinh học tế bào gốc còn có thể được áp dụng để tái tạo tế bào võng mạc ở mắt người, nhằm hỗ trợ cải thiện thị lực và điều trị các bệnh về mắt như viêm võng mạc sắc tố, quáng gà…
Công nghệ sinh học tế bào gốc giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm

Ứng dụng trong chống lão hóa

Lão hóa là một giai đoạn của quá trình sống. Các cơ quan trong cơ thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng khi lão hóa xảy ra. Đặc biệt, lão hóa làm giảm khả năng tái tạo và sửa chữa mô. Do đó, sử dụng công nghệ sinh học tế bào gốc có thể chống lại quá trình lão hóa, ngăn chặn quá trình stress oxy hóa. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tuổi già, đồng thời hỗ trợ làm đẹp, cải thiện các vấn đề sắc tố và lão hóa da.

3. Những ai nên sử dụng công nghệ sinh học tế bào gốc

Công nghệ sinh học tế bào gốc phù hợp cho mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Đặc biệt phù hợp với:

  • Những người muốn cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
  • Người muốn cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Người có nhu cầu chống lão hóa, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch hoặc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
  • Người muốn điều trị rối loạn sinh sản, giảm các triệu chứng mãn kinh, tăng cường sinh lực.
Công nghệ sinh học tế bào gốc phù hợp với mọi đối tượng

4. Công nghệ sinh học tế bào gốc ở đâu uy tín hàng đầu hiện nay

Công nghệ sinh học tế bào gốc tại Ever đang được đánh giá là một trong những công nghệ tiên tiến, hiện đại và được ưa chuộng nhất hiện nay, bởi:

  • Ever Group đầu tư hệ thống phòng nghiên cứu hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế với các thiết bị tối tân đến từ Nhật Bản, nhằm phục vụ công tác xét nghiệm, tách chiết và nuôi cấy, lưu trữ các sản phẩm tế bào gốc. Đảm bảo 100% tế bào gốc đạt chất lượng và số lượng tốt nhất.
  • Quy tụ đội ngũ nhà nghiên cứu, bác sĩ, chuyên gia và điều dưỡng hàng đầu tại Nhật, nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt nhất.
  • Không gian trang trọng, riêng tư, sạch sẽ, tạo sự dễ chịu, thoải mái cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
Ms Ngô Mai và các chuyên viên Ever tại Văn phòng Ever Việt Nam

Dưới những nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhà sinh học tế bào, nhà di truyền học, công nghệ sinh học tế bào gốc đang ngày càng phát triển nhanh chóng, mang lại hy vọng điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về liệu pháp chăm sóc sức khỏe mới này thì đừng ngần ngại liên hệ với Ever Việt Nam qua Hotline: 0945 08 68 66 hoặc website Evervietnam.vn để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ nhé.

5. Câu hỏi thường gặ

Người không có bệnh trong người có nên sử dụng công nghệ sinh học tế bào gốc không?

Thông thường, cơ thể người chứa khoảng 6 tỷ tế bào. Theo tuổi tác, số lượng tế bào gốc sẽ giảm đi, đến khi 20 tuổi còn khoảng 1 tỷ tế bào, và đến 60 tuổi số lượng tế bào gốc chỉ còn khoảng 300 triệu. Sự thiếu hụt tế bào gốc trong cơ thể không chỉ làm suy giảm chức năng của các cơ quan, mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, ngay cả khi bạn không có bệnh trong người, bạn vẫn có thể sử dụng công nghệ sinh học tế bào gốc để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Nguyên liệu sử dụng trong công nghệ sinh học tế bào gốc của Ever được lấy từ đâu?

Nguyên liệu cho công nghệ sinh học tế bào gốc của Ever được lấy trực tiếp từ mô mỡ tự thân của người bệnh, nên có độ tương thích rất cao với cơ thể, hạn chế tình trạng hệ thống miễn dịch đào thải tế bào gốc. Quá trình tiến hành lấy mô mỡ đảm bảo vệ sinh, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế nên tế bào gốc luôn giữ được độ tươi mới và chất lượng tốt nhất.

Quá trình lấy tế bào gốc từ mô mỡ ở vùng bụng có gây đau đớn không?

Quá trình tách chiết mô mỡ ở bụng KHÔNG GÂY ĐAU ĐỚN. Do trước khi tiến hành lấy mô mỡ, bác sĩ sẽ truyền thuốc gây mê, nên bạn sẽ chìm vào cơn mê trong suốt quá trình thực hiện. Việc thực hiện lấy mô mỡ sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút, bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại nên quá trình lấy tế bào gốc sẽ không gây đau. Sau khi lấy bạn cũng không cần phải nghỉ dưỡng lâu mà có thể di chuyển đi ăn, đi chơi hoặc làm việc bình thường.