Chuyên gia cho biết các trường hợp đột quỵ nếu được điều trị kịp thời trong vòng 90 phút kể từ khi triệu chứng bắt đầu có thể giúp hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ tàn tật. Do đó, trang bị kiến thức nhận biết các dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính bạn và người xung quanh trong cơn nguy cấp. Cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đột quỵ là gì?
Theo trang thông tin NHLBI, đột quỵ (Stroke) hay còn được gọi là tai biến mạch máu não hoặc cơn thiếu máu thoáng qua là hiện tượng dòng chảy của máu đến một phần não của bạn bị suy giảm, tắc nghẽn hoặc gián đoạn đột ngột. Điều này ngăn cản các tế bào thần kinh nhận oxy và dinh dưỡng từ máu. Không có oxy và chất dinh dưỡng, các tế bào não sẽ chết dần trong vòng vài phút. Trung bình có khoảng 1,9 triệu tế bào não chết mỗi phút nếu đột quỵ không được điều trị.
Có 2 loại đột quỵ chính, bao gồm:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ, nguyên nhân chủ yếu do tắc nghẽn động mạch. Loại đột quỵ này còn được chia thành 2 loại nhỏ hơn là Đột quỵ do huyết khối (tắc nghẽn do cục máu đông hoặc mạng bám tích tụ trên thành mạch ở cổ và não) và Đột quỵ do tắc mạch (tắc nghẽn do cục máu đông hình thành ở vị trí khác trên cơ thể, thường là ở tim, sau đó di chuyển đến não gây tắc nghẽn). Trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.
- Đột quỵ do xuất huyết: Chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ với nguyên nhân chủ yếu là do phonhf mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng tạo vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết.
Đột quỵ được xếp vào nhóm cấp cứu y tế do mức độ nguy hiểm và khả năng gây tổn thương não lâu dài, gây tàn tật thậm chí là tử vong. Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi, ở bất cứ thời điểm nào, nên mọi người cần nhận biết các dấu hiệu đột quỵ để từ đó phòng tránh và điều trị kịp thời khi đột quỵ xảy ra.
2. Nhận biết 7 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm thường gặp
Các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện khá đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn. Mặc dù mỗi người có một triệu chứng khác nhau nhưng có một số dấu hiệu đột quỵ phổ biến có thể nhận thấy như:
Tê yếu mặt và các chi
Dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất có thể nhận thấy đó là sự tê, yếu hoặc liệu mặt, cánh tay hoặc chân, thường là bị một bên cơ thể, mặt bị xệ xuống, miệng méo, nhân trung lệch, khó nhấc chân hoặc tay.
Hiện tượng méo miệng, liệt cơ mặt có thể do thiếu máu não, nhu mô não và dây thần kinh bị tổn thương khi thiếu oxy dẫn tới tình trạng liệt dây thần kinh số VII – dây thần kinh chi phối vận động biểu cảm của các cơ vùng mặt. Trường hợp liệt mặt có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người bệnh mỉm cười, xem một bên miệng của họ có bị xệ xuống không. Còn trường hợp yếu các chi thì có thể yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên cùng lúc, kiểm tra xem có tay nào bị chùng xuống bên dưới tay kia không?
Không thể nói chuyện rõ ràng
Một dấu hiệu đột quỵ khác có thể nhận thấy đó là người bệnh trở nên lú lẫn, nói ngọng, khó phát âm, môi lưỡi tê cứng, nói ngọng bất thường, cảm thấy bối rối, khó tìm từ thích hợp hoặc khó hiểu người khác đang nói gì. Hiện tượng này có thể do sự thoái hóa các tế bào thần kinh, chủ yếu liên quan đến dây thần kinh lưỡi (Số 12) hoặc do giảm lưu lượng dòng máu chảy đến môi và lưỡi. Để kiểm tra dấu hiệu này, bạn có thể yêu cầu người bệnh lặp lại một cụm từ đơn giản và lắng nghe điều gì đó lạ
Mất thăng bằng, đi lại khó khăn
Các tế bào thần kinh vận động và các cơ bị tê yếu dẫn tới tình trạng tê yếu một bên cơ thể và các chi, kéo theo hiện tượng cơ thể mất thăng bằng, mất phương hướng chân tay thiếu phối hợp, đi lại khó khăn, cử động khó và dễ vấp ngã khi bước là một trong những dấu hiệu đột quỵ khá phổ biến.
Chóng mặt và đau đầu dữ dội
Do áp lực thường xuyên của dòng máu lên thành mạch tăng lên làm cho thành mạch bị dãn dần ra, và xuất hiện tổn thương thành mạch. Khi tổn thương này ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ ở não, có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa, ngất xỉu trong thời gian ngắn hoặc thay đổi trạng thái ý thức có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần cảnh giác.
Giảm thị lực đột ngột
Khi dòng máu lưu thông đến các tế bào não bị tắc nghẽn, phản ứng từ dây thần kinh từ não đến mắt cũng bị ảnh hưởng, cùng lúc đó lượng đường trong máu tăng nhanh gây vỡ mạch máu nhỏ ở mắt, dẫn đến mờ mắt, suy giảm thị lực, mất thị lực đột ngột.
Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng khó nhìn ở một hoặc cả 2 mắt, chẳng hạn như nhìn mờ, nhìn đen, nhìn đôi. Dấu hiệu đột quỵ này người ngoài khó nhận thấy được do biểu hiện không rõ rệt, chỉ có người bệnh mới có thể cảm thấy được khi tầm nhìn bị hạn chế.
Nấc cụt và khó nuốt
Khi có tổn thương vùng thân não có thể dẫn đến tình trạng các cơ trong vòm họng bị căng cứng khiến người bệnh khó nuốt thức ăn, dễ bị sặc, ho, khó thở, nấc cụt. Điều này dễ gây ra tình trạng hít sắc, hít chất nôn, thức ăn vào đường hô hấp, gây viêm phổi, thậm chí là tắc đường thở.
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) còn thường được gọi là đột quỵ nhỏ. Hiện tượng này chỉ kéo dài trong vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 3 người trải qua các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua thì có 1 người sau đó sẽ bị đột quỵ. Do đó ngay từ khi nghi ngờ mình hoặc người thân có thể bị đột quỵ nhỏ, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Trong trường hợp bạn nghi ngờ bản thân hoặc người khác đang có dấu hiệu đột quỵ thì không nên tự ý lái xe mà nên nhờ người khác chở đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Với người bị đột quỵ, mỗi phút đều có giá trị cứu sống họ. Các phương pháp điều trị nếu được thực hiện trong khoảng 90 phút kể từ khi triệu chứng bắt đầu và trong vòng 1 giờ sau khi bệnh nhân đến viện có thể giúp hạn chế tối đa nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm, tàn tật hoặc tử vong.
3. Đề phòng và ngăn chặn đột quỵ hiệu quả từ gốc
Hầu hết các trường hợp đột quỵ đều có thể phòng ngừa được và nhiều trường hợp có thể điều trị được nếu chúng được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bắt đầu có triệu chứng. Cùng tham khảo một số cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả dưới đây nhé.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần
Để phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ, bạn nên đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần, trong quá trình khám bệnh, bạn nên chú ý kiểm tra lượng cholesterol trong máu, kiểm tra các chỉ số huyết áp, lượng đường, lượng mỡ máu… Trường hợp phát hiện các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rung tâm nhĩ thì nên tập trung điều trị kịp thời vì đây là những bệnh lý làm tăng nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 4-6 lần so với người bình thường.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nhất các dấu hiệu đột quỵ. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc lập phác đồ điều trị ngay từ sớm. Điều này không chỉ ngăn đột quỵ xảy ra mà còn hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Mặc dù mọi người đều biết tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ, nhưng họ lại thường bỏ qua việc đi khám, hoặc chỉ đi khám khi đã phát triển các triệu chứng bệnh.
Tập thể dục và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hoạt động thể chất thường xuyên, với tần suất đốt cháy 2000 – 3000 calo/tuần được chứng minh là giúp điều hòa huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu từ đó giảm ½ nguy cơ đột quỵ. Thời gian tập thể dục với người trưởng thành được khuyến cáo là khoảng 150-300 phút/tuần. Một số bài tập bạn có thể áp dụng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập aerobic…
Bên cạnh đó, Hiệp hội này cũng khuyến khích mọi người nên xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sử dụng nhiều rau củ quả đậm màu, nhiều chất xơ. Giảm lượng đường, muối và hạn chế ăn thịt đỏ, các loại thức ăn nhanh và thực phẩm ít chất béo chuyển hóa. Chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp ổn định lượng đường trong máu, mà còn giúp giảm mỡ máu, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ bị đột quỵ.
Phương pháp này mặc dù đem lại nhiều lợi ích, không tốn quá nhiều chi phí nhưng cần kiên trì thực hiện lâu dài và đều đặn để thấy kết quả.
Ngăn chặn và hỗ trợ điều trị hiệu quả với liệu pháp tế bào gốc
Song song với việc duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học, nhiều người đã lựa chọn thực hiện thêm liệu pháp tế bào gốc tại Ever Group để tối ưu hiệu quả phòng tránh đột quỵ.
Liệu pháp tế bào gốc tại Ever Group là phương pháp đề phòng và ngăn chặn đột quỵ từ gốc được thực hiện tại phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm bậc nhất Nhật Bản. Liệu pháp này được phát triển từ nền tảng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tế bào gốc đã được công nhận qua 2 giải: Nobel Y học năm 2012 của giáo sư Shinya Yamanaka và giải Nobel Y sinh học năm 2016 cho giáo sư Yoshinori Ohsumi.
Khi thực hiện liệu pháp này tại Ever Group, bạn sẽ được thăm khám sức khỏe, xét nghiệm để kiểm tra khả năng đáp ứng của cơ thể khi thực hiện liệu pháp tế bào gốc. Sau đó, bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện tách chiết tế bào gốc từ mô mỡ ở bụng, mang đi nuôi cấy trong phòng nghiên cứu đạt chuẩn của Bộ Y tế Nhật. Đến khi đạt số lượng và chất lượng tế bào gốc tốt nhất, sẽ đưa tế bào gốc đó trở lại trong cơ thể.
Tế bào gốc sau khi đưa vào trong cơ thể sẽ bổ sung nguồn tế bào gốc đang bị thiếu hụt, đồng thời biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau, thay thế các tế bào bị tổn thương, từ đó giúp phòng tránh đột quỵ bằng cách:
- Cải thiện mạch máu và tuần hoàn máu: Tế bào gốc có tác dụng tái tạo và sửa chữa mạch máu bị tổn thương, hạn chế hình thành cục máu đông hoặc các mảng bám trên thành mạch. Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, tăng khả năng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, tế bào tim.
- Phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường: Tế bào gốc có tác dụng tái tạo tuyến tụy, tăng cường các yếu tố phiên mã của tuyến tụy và tái tạo mạch máu tạo môi trường cho các tế bào beta hoạt hóa và tồn tại. Tế bào gốc còn giúp kích thích sản xuất insulin, tái thiết lập hệ thống miễn dịch, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
- Ngăn ngừa và điều trị các thoái hóa thần kinh: Tế bào gốc sau khi đưa vào trong cơ thể vừa giúp tái tạo, sửa chữa và tăng sinh các tế bào thần kinh, tăng gấp 5 lần nhân tố phát triển thần kinh, vừa giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, duy trì việc cung cấp oxy và dưỡng chất đều đặn cho tế bào não. Từ đó cải thiện chức năng của não bộ, giảm tình trạng đau đầu, hỗ trợ điều trị các bệnh lý thoái hóa thần kinh và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Bên cạnh tác dụng phòng tránh đột quỵ, liệu pháp tế bào gốc của Ever Group còn mang lại rất nhiều công dụng vượt trội khác như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, trẻ hóa – chống lão hóa da, cải thiện sức khỏe sinh sản và kéo dài tuổi thọ…Hơn nữa, liệu pháp này cũng không gây tác dụng phụ, không cần phẫu thuật, thấy rõ hiệu quả trong thời gian ngắn. Nên được rất nhiều người đến từ mọi quốc gia thực hiện và đạt kết quả điều trị tích cực. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn liệu pháp tế bào gốc để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.
Trên đây là cảnh báo 7 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm và cách phòng chống hiệu quả từ gốc. Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn biết cách nhận biết và phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến liệu pháp tế bào gốc của Ever Group hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về liệu pháp này thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Evervietnam.vn hoặc Hotline: 0945 08 68 66 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ nhé.