Trong vài năm trở lại đây, điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp được nhắc đến khá nhiều. Sự kết hợp giữa thuốc và tế bào gốc có thể mang lại hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng của người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, đặc biệt là tác dụng và chi phí điều trị, bạn đọc có thể tham khảo không tin trong bài viết dưới đây. 

Khái niệm cơ bản về tế bào gốc

Tế bào gốc là các tế bào chưa biến hóa và có khả năng phân chia không giới hạn khi được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp. Trong cơ thể, chúng ta có rất nhiều loại tế bào gốc ở các giai đoạn khác nhau. Trong số đó, tế bào gốc từ phôi thai được coi là dạng đặc biệt hơn cả.

Tế bào gốc có khả năng đặc biệt
Tế bào gốc có khả năng đặc biệt

Một trong những đặc điểm chung của tế bào gốc là khả năng tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài. Khi tế bào phân chia, một phần sẽ trở thành tế bào gốc mới, trong khi phần còn lại sẽ phát triển thành các tế bào chuyên biệt với các chức năng cụ thể, ví dụ như tế bào cơ, tế bào não, hoặc tế bào hồng cầu.

Khi cơ thể bị tổn thương hoặc mắc bệnh, tế bào gốc có nhiệm vụ phục hồi chức năng và giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu công nghệ sử dụng tế bào gốc để điều trị nhiều bệnh khó chữa như ung thư, chấn thương cột sống và bệnh Parkinson.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp gì?

Tiểu đường là một bệnh mạn tính phổ biến, đặc biệt là ở người trưởng thành. Người mắc bệnh thường có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với tim, mạch máu, mắt, não và thận.

Thông thường, người bệnh tiểu đường sử dụng phương pháp tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải tiêm hormone insulin suốt đời. Nếu không, bệnh tình sẽ tiến triển nặng hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Insulin là hormone cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu
Insulin là hormone cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu

Ngày nay, với sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, chưa tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc được áp dụng phổ biến hơn. Cụ thể, việc cấy ghép tế bào gốc mới vào cơ thể giúp tế bào hấp thụ glucose trực tiếp mà không cần sự hỗ trợ từ insulin (hormone do tuyến tụy sản xuất). Điều này mang lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh tiểu đường, gồm:

  • Đối với các trường hợp tuyến tụy bị tổn thương hoặc suy yếu, việc sử dụng tế bào gốc giúp tái tạo và thay thế các tế bào bị tổn thương, cải thiện và phục hồi chức năng của tuyến tụy. Nhờ đó giúp gia tăng sản xuất insulin để ổn định lượng đường trong máu.
  • Đối với trường hợp kháng insulin, tế bào gốc giúp phục hồi chức năng đáp ứng insulin của các mô, tăng khả năng chuyển hóa đường trong máu. Từ đây giúp kiểm soát đường huyết và giảm các biến chứng của tiểu đường.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc áp dụng cho trường hợp nào?

Bệnh tiểu đường được phân loại thành ba loại chính là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3. Trong số đó, tiểu đường tuýp 2 lại được chia thành bốn giai đoạn. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị tiểu đường bằng tế bào gốc chỉ áp dụng được trong một số trường hợp.

Thông thường, phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Cụ thể là những người mắc tiểu đường do hệ miễn dịch xâm chiếm và tấn công các tế bào beta sản xuất insulin trong tụy. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc tiểu đường do tác động môi trường hoặc thói quen ăn uống gây tổn thương tế bào beta cũng có thể được điều trị bằng phương pháp tế bào gốc.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã tiến hành một nghiên cứu về việc chữa trị tiểu đường bằng tế bào gốc. Họ tiến hành thí nghiệm trên 61 bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 và chia thành hai nhóm. Nhóm 1 được chữa trị bằng cách tiêm tế bào gốc qua tĩnh mạch, với các nồng độ tế bào gốc khác nhau. Nhóm 2 là nhóm đối chứng.

Sau 12 tuần, chỉ số đường huyết của nhóm 1 giảm đáng kể so với nhóm đối chứng. Sự giảm này tiếp tục được quan sát theo thời gian điều trị. Trong khi đó, nhóm đối chứng không có sự thay đổi đáng kể về chỉ số đường huyết trước và sau thí nghiệm.

Điều đáng chú ý là tế bào beta được cấy vào tụy không bị hệ miễn dịch phá hủy. Điều này cho phép tế bào beta tiếp tục sản xuất insulin, từ đó giúp điều chỉnh lượng đường trong cơ thể trở lại mức ổn định.

Ưu điểm và hạn chế của trị tiểu đường bằng tế bào gốc

Tương tự như nhiều phương pháp điều trị bệnh khác, điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Về ưu điểm

Hiệu quả và tiềm năng của điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc đã được chỉ ra trong nhiều tài liệu nghiên cứu. Quá trình chữa trị này liên quan đến việc truyền tế bào gốc vào cơ thể mà không tác động đến các tế bào khỏe mạnh khác.

Bằng cách sử dụng tế bào gốc để điều trị tiểu đường, các tế bào bị tổn thương sẽ được thay thế bởi các tế bào khỏe mạnh. Điều này giúp kéo dài hiệu quả của quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh không cần phải tiêm insulin thường xuyên hoặc phụ thuộc vào insulin như trước đây.

Khi điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc không cần tiêm Insulin
Khi điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc không cần tiêm Insulin

Về hạn chế

Thực hiện điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc là phương pháp có chi phí cao. Ngoài ra trong quá trình thực hiện có thể xuất hiện một số rủi ro bao gồm các tác dụng phụ liên quan đến phổi và hệ thống hô hấp (Do tiêm tĩnh mạch và tế bào đi qua phổi). Một số người xuất hiện sốt hoặc buồn nôn nhưng thường xảy ra ngắn hạn sau khi tiêm hoặc truyền tế bào vào cơ thể và giảm đi sau một thời gian ngắn.

Quy trình điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc cơ bản

Các bạn có thể tham khảo quy trình chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc cơ bản như sau:

  • Khám, tư vấn: Trước khi thực hiện điều trị bằng tế bào gốc, bệnh nhân sẽ trải qua một cuộc thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên gia. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kiểm tra các chỉ số cần thiết và đưa ra đánh giá về khả năng phù hợp với phương pháp điều trị này.
  • Lấy mẫu tế bào gốc: Sau khi được đánh giá và xác định khả năng phù hợp với phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình lấy mẫu tế bào gốc.
  • Nuôi tế bào gốc: Sau khi lấy mẫu, các tế bào gốc sẽ được phân tách và sau đó được nuôi trong một môi trường ổn định và phù hợp để phát triển. Thông thường, quá trình nuôi tế bào kéo dài từ 3 đến 4 tuần và được thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên dụng.
  • Truyền tế bào gốc vào cơ thể: Sau quá trình nuôi, khi số lượng tế bào gốc đã đạt đủ, bác sĩ sẽ tiến hành truyền tế bào gốc lại vào cơ thể của bệnh nhân. Phương pháp được áp dụng thường là tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Quá trình truyền tế bào gốc sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Tế bào gốc được nuôi cấy trong môi trường phù hợp trước khi đưa vào cơ thể
Tế bào gốc được nuôi cấy trong môi trường phù hợp trước khi đưa vào cơ thể

Chi phí ghép tế bào gốc điều trị bệnh tiểu đường bao nhiêu?

Theo thống kê, phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc có chi phí cao hơn đáng kể so với các cách thức điều trị thông thường. Chi phí này không cố định và sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ phát triển của bệnh, cơ sở y tế, dịch vụ y tế và nhiều yếu tố khác.

Nói chung, chi phí ghép tế bào gốc để điều trị tiểu đường (sau khi đã trừ các khoản được hưởng Bảo hiểm y tế) dao động như sau:

  • Ghép tế bào gốc từ chính bệnh nhân: Khoảng từ 100 – 200 triệu đồng.
  • Ghép tế bào gốc từ người cùng họ cùng huyết thống phù hợp HLA: Khoảng từ 400 – 600 triệu đồng. Nguồn tế bào gốc có thể lấy từ máu dây rốn hoặc máu ngoại vi, tủy xương của anh chị em ruột.
  • Ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn từ cộng đồng: Khoảng từ 600 – 800 triệu đồng.
  • Ghép tế bào gốc nửa hoà hợp: (Sử dụng haplotype từ nguồn tế bào gốc của bố/mẹ hoặc anh chị em ruột nửa hoà hợp) chi phí khoảng từ 600 – 700 triệu đồng.
  • Ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng: Từ 1 tỷ – 1,2 tỷ đồng.
Chi phí chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc tùy vào mức độ và tế bào cấy ghép
Chi phí chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc tùy vào mức độ và tế bào cấy ghép

Một số lưu ý khi dùng tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường

Chữa bệnh tiểu đường bằng công nghệ tế bào gốc được kỳ vọng sẽ mang lại hy vọng mới cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn đi kèm với một số rủi ro. Mức độ rủi ro này phụ thuộc vào cách thức cấy ghép tế bào gốc.

Đối với bệnh nhân ghép toàn bộ tụy, bệnh nhân không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị tiểu đường, bao gồm cả việc tiêm insulin trong một năm. Tuy nhiên, bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch mạnh để ngăn chặn việc hệ miễn dịch xóa bỏ các tế bào đã được ghép. Những loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng như loãng xương và nhiễm khuẩn.

Đối với ghép tiểu đảo tụy, chỉ có các tế bào sản xuất insulin được ghép. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống thải ghép cũng như có nguy cơ gặp phải một số biến chứng. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nguồn tiểu đảo tụy phù hợp từ người hiến cũng gặp khó khăn.

Kết luận

Với sự tiến bộ của ngành khoa học, phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc có thể có nhiều triển vọng trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, nên đến các cơ sở y tế uy tín như Ever Việt Nam để kiểm tra sức khỏe và nhờ bác sĩ tư vấn nếu muốn lựa chọn phương pháp này trong điều trị tiểu đường.