Liệu pháp tế bào gốc hiện đang khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tiềm năng của liệu pháp này đang tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm. Trong tương lai, những ứng dụng của liệu pháp có thể mang lại cho ngành Y nhiều thành tựu vượt bậc, đặc biệt là trong công tác điều trị bệnh lý. Thông tin về một số ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tính đến thời điểm hiện tại sẽ có trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi.

Lịch sử nghiên cứu ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học

Khái niệm về tế bào gốc đã được các nhà khoa học nước ngoài đưa ra vào những năm 50 của thế kỷ 20. Cho đến năm 1994, nhà khoa học người Sri Lanka, Ariff Bongso đã tách thành công tế bào gốc từ phôi người. Từ đây, nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới đã nghiên cứu và có nhiều thành tựu khi đưa tế bào gốc ứng dụng trong điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Tế bào gốc đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ những năm 1950
Tế bào gốc đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ những năm 1950

Năm 2024, người đầu tiên trên thế giới tách được tế bào gốc từ màng cuống dây rốn là bác sĩ Phan Toàn Thắng (Việt Nam). Tế bào này được ứng dụng để chữa lành các vết thương do bỏng, loét trên da. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Năm 2012, phát hiện tế bào gốc trưởng thành có thể được tái lập trình về mặt di truyền học để trở thành một tế bào giống tế bào gốc đa năng của nhà khoa học Gurdon (Anh) và Shinya Yamanaka (Nhật Bản) đã đạt giải Nobel Y học.

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel y học trong nghiên cứu về tế bào gốc
Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel y học trong nghiên cứu về tế bào gốc

Cho đến nay tế bào gốc đã được đưa vào trong nhiều liệu pháp y học tái sinh. Những đặc tính của tế bào gốc hỗ trợ đắc lực cho công tác điều trị, cải thiện tình trạng bệnh lý, làm đẹp và kéo dài tuổi thọ cho con người.

Những đặc điểm của liệu pháp tế bào gốc

Tế bào gốc có nhiều tiềm năng và đặc điểm riêng biệt. Dựa trên những đặc điểm của tế bào gốc, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã có thành tựu và được đưa vào ứng dụng. Một số đặc điểm của liệu pháp tế bào có thể kể đến như:

  • Có khả năng tái tạo và chuyển hóa: Tế bào gốc có khả năng tự phân tách hoặc biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Điều này có nghĩa là chúng có thể tái tạo các tế bào và mô bị tổn thương hoặc bị mất đi do bệnh tật.
  • Đa chức năng: Tế bào gốc có thể là loại có khả năng phát triển thành hầu hết các loại tế bào hoặc chỉ phát triển thành một loại tế bào cụ thể. Đặc điểm này cho phép điều chỉnh sự phát triển của các tế bào theo nhiều hướng dựa trên yêu cầu của liệu pháp.
  • Tính thích nghi và chấp nhận: Tế bào gốc có khả năng thích nghi và tích hợp vào cơ thể người bệnh mà không gây ra phản ứng đào thải. Đây là một trong những đặc điểm liệu pháp tế bào gốc quan trọng, tiền đề cho nhiều nghiên cứu ứng dụng.
  • Khả năng mở rộng không giới hạn: Trong nền môi trường ngoài cơ thể (in vitro), tế bào gốc có khả năng phân tách không giới hạn, cho phép sản xuất lượng lớn tế bào để sử dụng trong điều trị hoặc nghiên cứu.
  • Dưới dạng yếu tố quyết định sự phát triển: Tế bào gốc có khả năng chuyển hóa thành các tế bào khác dựa trên các yếu tố từ môi trường như tín hiệu hóa học và vùng địa phận xung quanh. Nhờ đó, có thể kiểm soát chính xác việc chuyển hóa để tạo ra tế bào cần sử dụng.
  • Sự đa dạng và phức tạp: Tế bào gốc có sự đa dạng và phức tạp trong cách chúng phản ứng và phát triển trong các môi trường khác nhau, từ đó tạo ra sự linh hoạt trong ứng dụng điều trị và nghiên cứu.
Sự linh hoạt của tế bào gốc góp phần cải thiện tình trạng của nhiều bệnh lý trong đó có tiểu đường
Sự linh hoạt của tế bào gốc góp phần cải thiện tình trạng của nhiều bệnh lý trong đó có tiểu đường

Ý nghĩa của liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc là sự kết hợp của Y học và Khoa học, có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực y tế và cuộc sống con người. Những đặc tính của tế bào gốc với nhiều tiềm năng đã và đang thúc đẩy nhiều công trình nghiên cứu. Đã có không ít thành tựu về liệu pháp tế bào gốc được công nhận và đưa vào ứng dụng trong thực tế. Đặc biệt là trong công tác điều trị các bệnh lý, chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, nghiên cứu ứng dụng liệu pháp tế bào gốc còn có ý nghĩa trong lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ. Hiện nay, việc sử dụng tế bào gốc hay các chế phẩm từ tế bào gốc để chăm sóc da đang rất được ưa chuộng. Khác với tế bào gốc trong trị liệu, tế bào gốc sử dụng trong thẩm mỹ chủ yếu được lấy từ động, thực vật. Tuy vậy, loại tế bào gốc này vẫn có độ tương thích cao với cơ thể con người, an toàn và không gây kích ứng.

Liệu pháp tế bào gốc có ý nghĩa quan trọng trong y học 
Liệu pháp tế bào gốc có ý nghĩa quan trọng trong y học

Những ý nghĩa của liệu pháp tế bào gốc vẫn đang được tiếp tục khai thác. Trong tương lai liệu pháp này chắc chắn sẽ có nhiều hơn những ứng dụng thiết thực trong y học hiện đại.

Những ứng dụng liệu pháp tế bào gốc nổi bật

Khả năng của tế bào gốc không chỉ nằm ở việc chữa trị, mà còn trong việc tái tạo và phục hồi các phần của cơ thể bị hư hại. Tính đến thời điểm hiện tại, liệu pháp tế bào gốc đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Hỗ trợ điều trị bệnh lý nhờ liệu pháp tế bào gốc

Đặc tính của tế bào gốc là khả năng tự phân tách và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau. Khi được đưa vào cơ thể người bệnh, tế bào gốc tìm đến vị trí đang bị tổn thương và chuyển hóa thành mô, tế bào phù hợp hoặc nhân bản để bổ sung cho các tế bào đã mất. Hiện nay, liệu pháp tế bào gốc đã được nghiên cứu và ứng dụng để trị liệu hơn 80 bệnh lý, trong số đó có thể kể đến:

  • Bệnh tim mạch: Tế bào gốc có thể biệt hóa thành các loại tế bào trong tim, như tế bào cơ, tế bào mạch máu và tế bào thần kinh. Liệu pháp này đang được áp dụng hiệu quả cho người gặp vấn đề về tim mạch như suy tim, cơ tim bị tổn thương,…
  • Xơ gan: Ghép tế bào gốc trong điều trị xơ gan có tác dụng tăng số lượng tế bào gan khỏe mạnh, ức chế hoạt động của các tế bào gây xơ gan. Điều này hỗ trợ thúc đẩy nhanh quá trình tự hồi phục tổn thương của gan.
  • Parkinson và Alzheimer: Những tế bào gốc Pluripotent có khả năng phát triển thành tế bào thần kinh, cho phép tạo ra các mô mô phỏng não bộ con người. Điều này giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu và hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh lý từ đó đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả.
  • Ung thư: Trước đây, bệnh ung thư được coi là cửa tử, vô phương cứu chữa. Thế nhưng tế bào gốc có khả năng thay thế các tế bào bị tổn thương trong đó có cả tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để phát triển liệu pháp đánh bại tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư máu và ung thư vú.
  • Tiểu đường: Insulin là hormone vô cùng cần thiết cho người bị bệnh tiểu đường để duy trì đường huyết ở mức ổn định. Tế bào gốc có khả năng chuyển hóa thành tế bào beta (tế bào sản xuất insulin). Vì vậy liệu pháp này đang được ứng dụng để hỗ trợ điều trị cho những người bị tiểu đường.
  • Bệnh lý tủy xương: Một số bệnh lý liên quan đến tủy xương như bệnh bạch cầu thiếu máu, bạch cầu quá nhiều có thể áp dụng liệu pháp tế bào gốc hỗ trợ điều trị.
  • Cải thiện chấn thương xương khớp: Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các tế bào trong xương, tế bào sụn. Do đó, có thể sử dụng chúng để tái tạo tế bào, giúp người bệnh phục hồi chấn thương.
  • Thị lực: Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các tế bào mắt, mở ra tiềm năng phục hồi thị lực cho những người mắc bệnh mắt.

Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong thẩm mỹ làm đẹp

Không chỉ trong y học trị liệu, tế bào gốc còn được ứng dụng cả trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp. Với khả năng phân tách và biệt hóa thành các tế bào khác, tế bào gốc đã được nghiên cứu và đưa vào trong các liệu trình trẻ hóa, phục hồi hư tổn trên da. Tế bào gốc khi được đưa vào cơ thể sẽ thay thế cho những tế bào bị tổn thương và bổ sung lượng tế bào đã bị già hóa. Từ đó giúp cải thiện và duy trì tuổi xuân cho làn da.

Các liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng trong thẩm mỹ chăm sóc da mặt
Các liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng trong thẩm mỹ chăm sóc da mặt

Ngoài ra, tế bào gốc còn được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, serum, kem dưỡng. Đa phần tế bào gốc sẽ được lấy từ nhau thai dê, cừu hoặc các loại thực vật.

Một số ứng dụng khác của liệu pháp tế bào gốc

Tế bào gốc cung cấp một công cụ mạnh mẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các cơ chế bệnh lý. Bằng cách tạo ra các mô mô phỏng để có thể hiểu rõ hơn về cách các bệnh phát triển và tìm kiếm các phương pháp ức chế và tiêu diệt tế bào gây bệnh. Từ đó nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị bệnh mới mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Bên cạnh đó, liệu pháp tế bào gốc còn được ứng dụng để phát triển dược phẩm và thử nghiệm lâm sàng. Các mô mô phỏng có thể sử dụng để thử nghiệm độ tương thích, an toàn của các loại dược phẩm mới. Điều này giúp rút ngắn thời gian và giảm rủi ro khi thử nghiệm thực tế trên cơ thể người.

Những tế bào gốc mô phỏng có thể dùng để thử nghiệm dược phẩm
Những tế bào gốc mô phỏng có thể dùng để thử nghiệm dược phẩm

Tóm lại, những ứng dụng liệu pháp tế bào gốc đã mở ra một tầm nhìn mới cho nền y học hiện đại. Sự linh hoạt và khả năng phát triển của tế bào gốc đã mang đến cho ngành Y cơ hội khám phá và phát triển những phương pháp điều trị tiên tiến. Chắc chắn trong tương lai liệu pháp này sẽ được đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.